Vearth Sky Duy Nhất Tại Việt Nam ( VS )

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

...Nơi Thời Gian Ngừng Lại...Hãy Lắng Nge Và Cảm Nhận Cùng Nhé...


    Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp

    Poll

    Bạn Thấy Bài Viết Này Thế Nào ?

    [ 1 ]
     Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp I_vote_lcap100% Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp I_vote_rcap [100%] 
    [ 0 ]
     Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp I_vote_lcap0% Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp I_vote_rcap [0%] 

    Tổng số bầu chọn: 1
    Mr.cun
    Mr.cun
    WebMaster
    WebMaster


    Tổng số bài gửi : 24
    Join date : 07/04/2011
    Age : 32
    Đến từ : †ђîëñ ђд` √ear†ђ †ÿm'

     Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp Empty Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và hợp pháp

    Bài gửi  Mr.cun Sat Sep 24, 2011 5:15 am


    Đã đến lúc, xã hội cần phân biệt rõ đâu là kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam công nhận với kinh doanh đa cấp phi pháp.
    Là một loại hình kinh doanh còn mới mẻ tại Việt Nam nên kinh doanh đa cấp (KDĐC) chưa được công chúng nhìn nhận đúng. Từ đó, một số công ty nhỏ lẻ làm ăn bất chính đã lợi dụng KDĐC để lừa đảo khách hàng.

    Hoạt động KDĐC tại Việt Nam

    Từ sau khi Luật Cạnh Tranh ra đời vào cuối năm 2004 và Nghị định 110/NĐ-CP được ban hành vào năm 2005, thì ngành KDĐC hay còn gọi là MLM ( Multi Level Marketing) đã chính thức được công nhận là mô hình kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự quản lý bởi Luật pháp Nhà Nước.

    Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tính đến tháng 6/2011, tại Việt Nam có 63 công ty KDĐC đã được trao giấy phép hoạt động. Trong số đó, có 20 doanh nghiệp hiện nay đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động KDĐC hoặc chuyển đổi sang pháp nhân hoạt động khác. Số lượng người tham gia hoạt động trong lĩnh vực KDĐC tại Việt Nam tính đến nay đã xấp xỉ 2 triệu người, doanh thu đạt từ 614 tỷ đồng năm 2006 lên 2.799 tỷ năm 2010, gấp 4 lần trong thời gian 4 năm hoạt động. Số lượng người tham gia vào KDĐC tăng từ 235.783 người năm 2006 lên 874.281 người năm 2010.

    Người tiêu dùng hiện nay biết đến KDĐC thông qua rất nhiều công ty có lịch sử KDĐC lâu đời trên thế giới như: Avon, Amway, Herbalife, Oriflame, Sophie Paris hay Tahitian Noni …Các công ty nói trên hiện đang kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy chuẩn doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng của Bộ chuẩn mực đạo đức kinh doanh trong bán hàng trực tiếp (Code of Ethics), của Liên Đoàn Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới (WFDSA) như: không nhận nhà phân phối dưới 18 tuổi, không được thu tiền từ các nhà phân phối tuyến dưới, có chương trình huấn luyện và đào tạo xuyên suốt cho người tham gia…

    Các công ty này không chỉ tập trung kinh doanh hiệu quả mà còn liên tục phát triển các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Theo báo cáo của các sở Công Thương, tổng số tiền các doanh nghiệp KDĐC tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tại Việt Nam là trên 8,4 tỷ đồng. Có thể điểm qua một số công ty như: Avon với chương trình "Lắc tay nhân ái " để giúp đỡ phụ nữ Việt Nam bị bạo hành trong gia đình và chương trình "Giã biệt ung thư ngực" nhằm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư ngực tại Việt Nam. Công ty Oriflame là đồng sáng lập ra Quỹ Nhi Đồng Thế Giới và là nhà tài trợ đồng hành của tổ chức SOS Quốc tế. Với quỹ từ thiện "Oriflame Foundation", công ty đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các trẻ em tại các trung tâm bảo trợ và làng SOS Việt Nam.

    Các công ty KDĐC hợp pháp luôn có chương trình huấn luyện và đào tạo xuyên suốt cho người tham gia.( Ảnh minh họa)

    Nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính.

    Bên cạnh các công ty kinh doanh chân chính và hợp pháp, hiện nay tại Việt Nam vẫn còn một số công ty KDĐC chưa tuân thủ qui định của pháp luật, hoặc KDĐC biến tướng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa đảo.

    Bà Trương Thị Nhi – Chủ tịch Hiệp hội bán hàng trực tiếp Việt Nam cho biết, các công ty KDĐC lừa đảo thường kinh doanh theo mô hình kim tự tháp ảo hay mô hình nhị phân và ma trận biến tướng, có những đặc điểm như: yêu cầu người tham gia phải trả phí ban đầu cao quá mức để gia nhập công ty; Trả thưởng cho nhân viên chủ yếu dựa vào việc chiêu dụ thêm nhiều người mới cùng tham gia vào hệ thống chứ không dựa vào doanh số bán hàng; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia ngành KDĐC cũng như về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia…

    Bà Nhi cũng kêu gọi “Bên cạnh việc chú ý lựa chọn những sản phẩm ưu việt thì các nhà phân phối cũng phải cân nhắc lựa chọn những công ty có chính sách hợp pháp, công bằng để xây dựng mạng lưới kinh doanh chân chính và bền vững”.

    Bà Trương Thị Nhi – Chủ tịch Hiệp hội bán hàng trực tiếp Việt Nam.

    Bài viết được tư vấn bởi Ủy ban Bán hàng trực tiếp thuộc Amcham Việt Nam tại TPHCM

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 1:04 am